Vườn Trohbư của tôi
Trohbư (Troh Bư, Tro Bư) là tên một khu vườn cảnh đẹp ở Đắk Lắk - Tây nguyên. Đây cũng chính là khu vườn mơ ước mà tôi - Người
Ban mê xây dựng với mục đích là để lại cho con cháu, để lại cho Dak
Lak, Tây nguyên một cái gì đó, để mọi người sau này còn có cái để nhớ
đến mình. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại nó vẫn còn được ít người
biết đến do thiếu quảng bá và chưa đi vào kinh doanh du lịch chuyên
nghiệp thực sự (Xem:Trohbư - Mơ ước của tôi về một khu vườn mơ ước )
Vườn Trohbư nằm ở địa phận buôn Niêng, cách Buôn Ma Thuột khỏang 12 km về phía tây trên đường tỉnh lộ 1 theo hướng đi Bản Đôn. Trohbư theo tiếng Ê đê thì Trohbư (Troh Bư), có nghĩa là "lũng cá lóc suối".
Cái tên này gắn bó mật thiết với sự hình thành của buôn Niêng, một buôn làng truyền thống người Ê đê bản địa (Buôn Niêng ) cùng với một huyền thọai thật đẹp về nó (Huyền thoại về vùng đất Trohbư ).
Vì quá mê cái huyền thoại về một vùng đất đẹp như tranh này mà người Ban mê đã vất vả để có thể sở hữu được nó và khổ công để tái tạo lại cảnh rừng xưa. Hiện tại, Trohbư là một khu vườn cảnh đẹp với những con đường đi dạo quanh co đẹp như tranh vẽ, uốn lượn theo các triền dốc, bờ hồ. Ở đây giờ đã có cả một bộ sưu tập phong phú và đa dạng về cây, cỏ, hoa và lan rừng... với những ngôi nhà nhỏ đơn sơ mang đậm màu cổ tích nằm ẩn giữa tàn cây và nhiều tiểu cảnh đẹp để mọi người phải mê mải chụp hình nếu lỡ bước ghé thăm.
Hiện tại, Trohbư chưa chính thức làm du lịch mới chỉ tập tành làm quen theo kiểu đón khách quen đặt trước và phục vụ theo cung cách du lịch gia đình ấy. Để đưa Trohbư trở thành một điểm đến quan trọng của Du lịch Dak Lak trong tương lai, người Ban mê đã hòan chỉnh đề án Khu du lịch văn hóa và sinh thái vườn Trohbư (
Dự án đầu tư khai thác du lịch Vườn Trohbư - Bản Đôn ) nhưng để đưa nó trở thành hiện thực thì vẫn cần có lắm một đối tác đầu tư đủ tầm (Tìm đối tác kinh doanh du lịch vườn Trohbư - Bản Đôn ). Và đây là những sản phẩm mà Trohbư của người Ban mê muốn đem đến cho những ai muốn làm khách của Trohbư. Một nét gì đó thật khác với những khu du lịch na ná giống nhau ở trên cùng mảnh đất Buôn Đôn du lịch đầy hấp dẫn này ( CÁC SẢN PHẨM DỰ KIẾN CỦA VƯỜN TROHBƯ - BẢN ĐÔN ) Khách đến vườn Trohbư giờ có thể được xem và gõ thử dàn Chiêng đá hình như là...độc nhất, vô nhị (Chảnh tí nào với dàn Chiêng đá độc nhất vô nhị ở vườn Trohbư )
Và cả xem chiếc thuyền độc mộc khủng, có thể là ...to nhất Việt Nam mình (Tự sướng với chiếc thuyền độc mộc khổng lồ trong vườn Trohbư )
Nếu quan tâm muốn tìm hiểu thêm về khu vườn Trohbư của người Ban mê, Bạn có thể tìm thêm rất nhiều bài viết của người Ban mê ở đây (Thư mục: NHẬT KÝ VƯỜN TROHBƯ -BẢN ĐÔN). Còn nếu muốn xem hình vườn Trohbư thì vào đây bạn nhé (Album:Vườn cảnh Trohbư ).
Địa chỉ: Buôn Niêng 3 –Xã Ea Nuôl- Buôn Đôn . Qua khỏi Km12, tỉnh lộ 1 đi Buôn Đôn ( đọan trường Trần Hưng Đạo 2 tầng) rẽ phải, vào sâu cỡ 1,2 km theo đường cấp phối.
Mọi người xem nếu được thì góp ý cho đề án Khu du lịch văn hóa và sinh thái vườn Trohbư (Dự án đầu tư khai thác du lịch Vườn Trohbư - Bản Đôn ) của người Ban mê với nhé và nếu có thì giới thiệu hộ đối tác để người Ban mê sớm đưa khu vườn nhà mình vào kinh doanh du lịch chuyên nghiệp (Xem thêm: Tìm đối tác kinh doanh du lịch vườn Trohbư - Bản Đôn và Trohbư cần một người như thế ).
Để xem chi tiết xin nhấp chuột vào các đường dẫn tô màu trong bài. Và đây là Trohbư trong một chương trình của HTVC 9 Du lịch và cuộc sống xem thử nha!
Huyền thọai Troh Bư
Huyền thoại kể rằng ngày xưa, tại vùng đất nọ có một lần Giàng làm khô hạn, mấy năm liền không cho một giọt mưa. Đất đai nứt nẻ không còn trồng tỉa được, ngay cả nước ăn cũng dần cạn kiệt, người dân trong làng phải đi rất xa mới tìm được nước dưới những lòng suối sâu. Bao nhiêu lúa, ngô, khoai, sắn trong làng đều đã dùng hết, người trong làng phải chia nhau vào rừng tìm rau, đào củ. Rồi chẳng mấy chốc rau củ trong rừng cũng hết; chim, thú cũng bỏ đi cả không còn gì để săn bắn. Già làng đã nhiều lần cúng tế bao nhiêu là trâu, bò, lợn, gà mà Giàng vẫn không tỏ lòng thương xót. Không thể đợi lâu hơn được nữa, tù trưởng quyết định phải bỏ làng đi tìm đất mới và cả làng lũ lượt kéo nhau đi. Nhiều ngày trôi qua, đã rất xa nơi ở cũ nhưng rừng núi quanh họ vẫn chỉ một màu nắng cháy, cây cối xác xơ, mọi người đều thấy mệt mỏi và chán nản. Chợt một sáng nọ, họ thấy trước mặt có một vùng cây xanh tốt, mọi người không ai bảo ai cùng nhanh chân bước. Đến nơi, họ thấy đó là một khu rừng đất đai màu mỡ, cây cối tốt tươi. Lúc ấy, trời đã quá trưa, họ dừng chân ở một nguồn suối nhỏ bên một thung lũng lấp xấp nước. Trong lúc tìm cái lót dạ, họ bỗng phát hiện trong thung lũng kia có rất nhiều cá lóc suối sinh sống; mọi người lấy làm vui mừng, cùng nhau be bờ, tát cá. Khi nước cạn, họ bỗng lấy làm lạ vì cá ở đâu cứ như từ dưới đất chui lên, bắt mãi mà chẳng hết. Trưa hôm đó cả làng lại được ăn uống một bữa thật no nê. Rồi hôm sau cũng vậy, cá vẫn cứ như tự sinh ra trong thung lũng.
Huyền thoại kể rằng ngày xưa, tại vùng đất nọ có một lần Giàng làm khô hạn, mấy năm liền không cho một giọt mưa. Đất đai nứt nẻ không còn trồng tỉa được, ngay cả nước ăn cũng dần cạn kiệt, người dân trong làng phải đi rất xa mới tìm được nước dưới những lòng suối sâu. Bao nhiêu lúa, ngô, khoai, sắn trong làng đều đã dùng hết, người trong làng phải chia nhau vào rừng tìm rau, đào củ. Rồi chẳng mấy chốc rau củ trong rừng cũng hết; chim, thú cũng bỏ đi cả không còn gì để săn bắn. Già làng đã nhiều lần cúng tế bao nhiêu là trâu, bò, lợn, gà mà Giàng vẫn không tỏ lòng thương xót. Không thể đợi lâu hơn được nữa, tù trưởng quyết định phải bỏ làng đi tìm đất mới và cả làng lũ lượt kéo nhau đi. Nhiều ngày trôi qua, đã rất xa nơi ở cũ nhưng rừng núi quanh họ vẫn chỉ một màu nắng cháy, cây cối xác xơ, mọi người đều thấy mệt mỏi và chán nản. Chợt một sáng nọ, họ thấy trước mặt có một vùng cây xanh tốt, mọi người không ai bảo ai cùng nhanh chân bước. Đến nơi, họ thấy đó là một khu rừng đất đai màu mỡ, cây cối tốt tươi. Lúc ấy, trời đã quá trưa, họ dừng chân ở một nguồn suối nhỏ bên một thung lũng lấp xấp nước. Trong lúc tìm cái lót dạ, họ bỗng phát hiện trong thung lũng kia có rất nhiều cá lóc suối sinh sống; mọi người lấy làm vui mừng, cùng nhau be bờ, tát cá. Khi nước cạn, họ bỗng lấy làm lạ vì cá ở đâu cứ như từ dưới đất chui lên, bắt mãi mà chẳng hết. Trưa hôm đó cả làng lại được ăn uống một bữa thật no nê. Rồi hôm sau cũng vậy, cá vẫn cứ như tự sinh ra trong thung lũng.
Cái bụng
đã được no, cái chân không còn muốn đi xa thêm nữa; lũ làng, ai ai cũng
đã thấy ưng bụng với nơi ở mới này. Rồi họ phát hiện quanh đó có rất
nhiều những nguồn nước mạch chảy tự nhiên, thật trong lành, mát ngọt;
lại còn có cả một dòng suối lớn quanh năm đầy nước thật thuận tiện cho
việc lập buôn làng mới. Cho rằng Giàng đã giúp mình, cả làng quyết định
dừng chân cúng tạ và bắt tay vào việc lập buôn làng mới. Họ đặt tên cho
buôn mới là Buôn Niêng và gọi dòng suối chảy qua làng là suối EaNuôl,
còn thung lũng đầy cá lóc suối đã nuôi sống lũ làng khi mới đến kia là
Trohbư.
Rất cảm ơn các bạn vì đã dành thời gian cho những tâm sự riêng tư của người Ban mê/.