Thử gõ Chiêng đá vườn Trohbư
Ngày đăng: 28/01/2013, 04:10 pm
Đá chúa và Huyền thoại về những hòn đá
kêu đã làm nên sự hấp dẫn thêm cho những dàn chiêng đá trong vườn
Trohbư. Bạn có muốn thử một lần tự tay mình gõ chúng không?
Cuối tháng 6/2010 vừa rồi duyên may giúp Trohbư sưu tầm được dàn chiêng đá.
Trong một lần đón khách, mình hơi lạ khi nghe người ta gọi chúng là những hòn đá chúa? Lục tìm trên mạng không ra thông tin nên đành phải đi hỏi mò và thế là biết thêm về một huyền thoại mới. Chả biết đúng hay sai nên đưa ra cho mọi người góp ý xem sao.
Bazan (tiếng Anh: basalt) là loại đá mácma màu xám hay màu đen, hình thành do mác ma phun trào ra ngoài miệng núi lửa rồi nguội đi. Đá bazan thường có kiến trúc vi tinh, ẩn tinh, thủy tinh hoặc pocfia do sự nguội nhanh của dung nham trên mặt của Trái Đất. Bazan thường có cấu tạo đặc sít, dòng chảy, cấu tạo lỗ hổng (vesicular), hoặc dạng xỉ núi lửa chứa bọt (frothy scoria). Đá bazan khi chưa chịu sự bào mòn của thời tiết có màu xám hoặc đen. Từ bazan đôi khi còn dùng để chỉ loại đá núi lửa không bị phun ra ngoài, nằm trong lớp đất nông, có thành phần bazan điển hình.(Theo Vi Wiki).
Những bờ đắp cao khổng lồ (Ireland)
được tạo bởi khoảng 40.000 cột bazan đan cài vào nhau, đây là kết quả
của một trận phun trào núi lửa thời cổ đại. Nằm trên bờ biển ở miền bắc
Ireland, hầu hết những cột đá bazan nơi đây đều có 6 cạnh, cột cao
nhất là 12m và dòng nham thạch xưa kia giờ đây hóa đá dày tới 28m.
Những bờ đắp đặc biệt này được coi là một trong 4 kỳ quan tuyệt vời
nhất ở Vương quốc Anh.
Làm nổi tiếng hơn cho Thác Trinh nữ và Đray nu ở Dak Nông, Dak Lak...
Tuy nhiên cái này mới là lạ, tuổi của đá Bazan làm nên những kì quan này là từ 2-7 triệu năm và đến bây giờ người ta vẫn gọi chúng là đá trẻ vì chả biết đến bao giờ chúng mới chịu già.
Còn đây là số đá kêu mà mình định sắp xếp làm dàn chiêng đá cho không gian cà phê quán trong Vườn Trohbư
Nhìn chúng so với đá trong những tấm ảnh trên thì thật tầm thường nhưng hóa ra lại phi thường đến lạ.
Cũng là đá Bazan nhưng tuổi của chúng so với đá ở các thắng cảnh trên là tuổi của ông bà, cụ kị? Đá Bazan là đá gốc do núi lửa phun trào, sau sẽ phong hóa dần và biến mất. Ở những vùng có tuổi như thế, bên những tàn tích đá phong hóa thành đất người ta tìm thấy những lõi đá còn sót lại và sửng sốt vì chuyện đó. Lạ nhất là khi gõ một vật cứng vào thì chúng kêu như thể là chuông.
Thực ra thì đó là do chất kim loại có nhiều trong những lõi đá, làm chúng trường tồn với thời gian nhưng người xưa ứ hiểu và họ còn thêu dệt lên một huyền thoại rằng đó là những hòn đá chúa, chúa của đá Bazan cũng như Hổ mang chúa là chúa của các loài rắn hổ mang vậy. Họ bảo rằng khi đá chúa cất tiếng kêu thì đá con, đá cháu sẽ lũ lượt kéo về?
Trohbư nhà mình thật may mắn khi tìm được một ít hòn đá chúa. Quý hơn nữa chúng là đá chính trong vùng này và đủ để mình làm vài dàn chiêng đá hoành tráng. Bao nhiêu năm mình khao khát sẽ trang trí cho Trohbư bằng đá cảnh như nghệ thuật vườn Nhật nhưng sức không theo nổi lòng. 15 năm làm vườn mình cố gắng lắm cũng tìm được vài xe đá muỗi và lấy làm hí hửng lắm. Nhưng giờ kì tích đã xảy ra, Trohbư sắp trở thành một vườn đá thực sự. Cho đến lúc này mình đã có một lượng đá mà ngày trước mơ cũng không nghĩ ra được.
Có thể đó cũng chỉ là sự trùng hợp nhưng mà giờ thì mình tin lắm huyền thoại này, huyền thoại về những hòn đá chúa, đá kêu. Đá chúa và Huyền thoại về những hòn đá kêu đã làm nên sự hấp dẫn thêm cho những dàn chiêng đá trong vườn Trohbư. Bạn có muốn thử một lần tự tay mình gõ chúng không? Nếu có dịp đến Buôn Đôn, bạn đừng quên ghé nơi đây để chiêm ngưỡng tận mắt và chụp 1 tấm ảnh kỉ niệm bên nó nhé. Vé vào cổng hiện giờ là...miễn phí. Hihi!
Trong một lần đón khách, mình hơi lạ khi nghe người ta gọi chúng là những hòn đá chúa? Lục tìm trên mạng không ra thông tin nên đành phải đi hỏi mò và thế là biết thêm về một huyền thoại mới. Chả biết đúng hay sai nên đưa ra cho mọi người góp ý xem sao.
Bazan (tiếng Anh: basalt) là loại đá mácma màu xám hay màu đen, hình thành do mác ma phun trào ra ngoài miệng núi lửa rồi nguội đi. Đá bazan thường có kiến trúc vi tinh, ẩn tinh, thủy tinh hoặc pocfia do sự nguội nhanh của dung nham trên mặt của Trái Đất. Bazan thường có cấu tạo đặc sít, dòng chảy, cấu tạo lỗ hổng (vesicular), hoặc dạng xỉ núi lửa chứa bọt (frothy scoria). Đá bazan khi chưa chịu sự bào mòn của thời tiết có màu xám hoặc đen. Từ bazan đôi khi còn dùng để chỉ loại đá núi lửa không bị phun ra ngoài, nằm trong lớp đất nông, có thành phần bazan điển hình.(Theo Vi Wiki).
Cao vút lên với một cấu trúc cân
đối chặt chẽ, những cột đá bazan gần động Fingal hình thành trên nền
đảo Scottish của Staffa. Những cột đá hình thành khi dung nham đang
nguội gặp tầng đá nền và khí hậu lạnh của vùng.
Ở Việt Nam và Tây nguyên đá Bazan cũng phổ biến, nó làm nên nét đẹp cho gành đá đĩa ở Phú Yên.Làm nổi tiếng hơn cho Thác Trinh nữ và Đray nu ở Dak Nông, Dak Lak...
Tuy nhiên cái này mới là lạ, tuổi của đá Bazan làm nên những kì quan này là từ 2-7 triệu năm và đến bây giờ người ta vẫn gọi chúng là đá trẻ vì chả biết đến bao giờ chúng mới chịu già.
Còn đây là số đá kêu mà mình định sắp xếp làm dàn chiêng đá cho không gian cà phê quán trong Vườn Trohbư
Nhìn chúng so với đá trong những tấm ảnh trên thì thật tầm thường nhưng hóa ra lại phi thường đến lạ.
Cũng là đá Bazan nhưng tuổi của chúng so với đá ở các thắng cảnh trên là tuổi của ông bà, cụ kị? Đá Bazan là đá gốc do núi lửa phun trào, sau sẽ phong hóa dần và biến mất. Ở những vùng có tuổi như thế, bên những tàn tích đá phong hóa thành đất người ta tìm thấy những lõi đá còn sót lại và sửng sốt vì chuyện đó. Lạ nhất là khi gõ một vật cứng vào thì chúng kêu như thể là chuông.
Thực ra thì đó là do chất kim loại có nhiều trong những lõi đá, làm chúng trường tồn với thời gian nhưng người xưa ứ hiểu và họ còn thêu dệt lên một huyền thoại rằng đó là những hòn đá chúa, chúa của đá Bazan cũng như Hổ mang chúa là chúa của các loài rắn hổ mang vậy. Họ bảo rằng khi đá chúa cất tiếng kêu thì đá con, đá cháu sẽ lũ lượt kéo về?
Trohbư nhà mình thật may mắn khi tìm được một ít hòn đá chúa. Quý hơn nữa chúng là đá chính trong vùng này và đủ để mình làm vài dàn chiêng đá hoành tráng. Bao nhiêu năm mình khao khát sẽ trang trí cho Trohbư bằng đá cảnh như nghệ thuật vườn Nhật nhưng sức không theo nổi lòng. 15 năm làm vườn mình cố gắng lắm cũng tìm được vài xe đá muỗi và lấy làm hí hửng lắm. Nhưng giờ kì tích đã xảy ra, Trohbư sắp trở thành một vườn đá thực sự. Cho đến lúc này mình đã có một lượng đá mà ngày trước mơ cũng không nghĩ ra được.
Có thể đó cũng chỉ là sự trùng hợp nhưng mà giờ thì mình tin lắm huyền thoại này, huyền thoại về những hòn đá chúa, đá kêu. Đá chúa và Huyền thoại về những hòn đá kêu đã làm nên sự hấp dẫn thêm cho những dàn chiêng đá trong vườn Trohbư. Bạn có muốn thử một lần tự tay mình gõ chúng không? Nếu có dịp đến Buôn Đôn, bạn đừng quên ghé nơi đây để chiêm ngưỡng tận mắt và chụp 1 tấm ảnh kỉ niệm bên nó nhé. Vé vào cổng hiện giờ là...miễn phí. Hihi!
Hoang Nguyen at 08/23/2010 08:10 pm comment
Nghéo tay anh nào. Nhất định em sẽ đến. Có thể là vào dip khai trương trohbư đấy a.
Người Ban mê - Club 47 - Thành viên 001 at 08/23/2010 10:49 pm reply
Vậy hẹn mùng 2/9 nha!
khuvuonbimat at 08/23/2010 07:18 pm comment
Tiếng đá chúa cất lên cho con cháu về Trohbư đoàn tụ , như người Tây Nguyên về với mảnh đất đỏ thấm tình người anh ha .
Người Ban mê - Club 47 - Thành viên 001 at 08/23/2010 10:48 pm reply
Em ví hơi bị hay. Đúng là tây nguyên khéo quyến rũ mọi người thật
at 08/22/2010 09:25 pm comment
Tây nguyên mình đẹp wa bạn nhỉ!!! không
những có những bí ẩn mà còn có cả tình yêu nữa mà ha........!!!! có yêu
nhau thì về Buôn Ma Thuột........ Tối vui vẻ bạn nhé!!
Người Ban mê - Club 47 - Thành viên 001 at 08/23/2010 08:15 am reply
Nhất trí cao với bạn, tây nguyên mình là số 1. Di du lịch mà ko lên tây nguyên phí cả cuộc đời
Hoang Nguyen at 08/20/2010 07:39 pm comment
Đẹp quá anh ơi. Có dịp nhất định em sẽ ghé Trohbư để xem loại đá này.
Người Ban mê - Club 47 - Thành viên 001 at 08/23/2010 08:12 am reply
Ngoéo tay nào!
binhbalme at 08/20/2010 04:15 pm comment
Hồn đá Những khối đá tưởng chừng như lạnh
lẽo, vô tri ở vùng rừng núi Tây Nguyên đã từng chở che hắn dưới cơn
mưa rừng xối xả… Đá rất có tình! Đá nâng bước chân của hắn vượt qua
dòng suối lạnh buốt giữa những sáng mù sương. Đá thay giường nâng giấc
ngủ chập chờn những đêm tắc đường vì mưa dầm lũ xoáy... Ai bảo đá vô
tri? Giữa những sắc màu xám xịt, thỉnh thoảng lại bắt gặp những mạch đá
có đủ sắc màu, lấp lánh dưới ánh mặt trời. Nghe chừng như đá cũng reo
vui… Giữa dãy núi điệp trùng, thỉnh thoảng lại bắt gặp những mảng nham
nhở, lem nhem vì bàn tay con người khai thác vô tội vạ. Tưởng chừng
như đá đang cau mày, giận dỗi… Ai bảo đá không biết vui buồn? Những
ngày đêm bị sốt li bì, theo kinh nghiệm dân gian truyền lại: hãy cầm
chặt chùm chìa khóa trong tay, sẽ dần dần bớt sốt. Không có chìa khóa,
hắn cầm chặt viên đá ấy, cảm thấy hơi mát từ viên đá truyền sang và
hình như mình bớt sốt thật. Ai bảo đá không biết chia sẻ với con người?
Người ta bảo rằng đá là vật vô tri. Nhưng riêng hắn thì không tin như
thế… Hồn đá nhẹ như là suơng khói Bốc lên cao lam biếc sương dày
(nguồn: http://vietha.forumotion.net/forum-f1/topic-t5.htm)
Người Ban mê - Club 47 - Thành viên 001 at 08/23/2010 08:12 am reply
Cám ơn Bác đã bổ sung. Đá đúng là chúa thật!
Mẹ Xinh Đẹp at 08/20/2010 02:41 pm comment
Em đã vào thăm vườn để tính xem nên
tổ chức thế nào. Thấy đá ngổn ngang, không hiểu ra sao, giờ
đọc mới biết, hay qua anh ha!
Người Ban mê - Club 47 - Thành viên 001 at 08/23/2010 08:11 am reply
Khi nào dựng lên thành dàn chiêng sẽ còn ác liệt hơn nữa đó em! Hi vng 2/9 này xong.
Duc at 08/20/2010 10:23 am comment
Hay đấy anh. Ở Miền trung đổ vào Nam có
rất nhiều đá loại này. Ở Định Quán có đá bazan bị phong hoá dần cũng kì
bí lắm. Nghe nói người ta đang dự định xây dựng khu Thác Trinh Nữ là
Trung Tâm Bảo Tồn đá bazan của VN đấy. Chúc anh vui nhé!
Người Ban mê - Club 47 - Thành viên 001 at 08/23/2010 08:10 am reply
Đá Bazan đúng là đáng được vinh danh lắm lắm. Một khía cạnh hay thế mà chưa ai khai thác nhỉ?
Nghia Linh at 08/19/2010 08:39 pm comment
Thú vị quá nhỉ? Những viên đá bình thường bỗng cất lên tiếng nói... Chúc may mắn và thành công nhé , ông chủ trẻ!
Người Ban mê - Club 47 - Thành viên 001 at 08/23/2010 08:05 am reply
Cám ơn cô ạ, khi nào có dịp mời cô ghé Trohbư nha!
Black Berry at 08/19/2010 03:04 pm comment
Anh cho em đăng ký tham gia hội nhé : Nam -
Sinh ngày: 16/1/1981 Tên thật: Trần Trung Kiên - Địa chỉ: TP Buôn Ma
Thuột. Nơi đang sống: TP Buôn Ma Thuột. Số điện thọai: 0918872019
Email: 0918872019@yahoo.com.vn Blog :
http://vn.360plus.yahoo.com/tkien_dlvn Rất vui được làm quen với các
bạn và trở thành hội viên của hội
Người Ban mê - Club 47 - Thành viên 001 at 08/23/2010 08:07 am reply
Chào mừng thành viên 445!
Hữu Lý Tê Tê at 08/19/2010 10:58 am comment
Bài viết rất hay và có nhiều tư liệu dẫn
chứng thuyết phục. Nhạc cụ bằng đá là một nét văn hóa độc đáo của người
Tây nguyên. Em có xem vài chương trình TV nói về đề tài này nên rất
thích.
Người Ban mê - Club 47 - Thành viên 001 at 08/21/2010 06:57 am reply
Đúng tây nguyên là miền đất chứa đựng nhiềubí ẩn đáng khám phá đó em!
Các hoạt động khác
- Giới thiệu Tour trải nghiệm cuộc sống của một điền chủ cà phê Ban mê
- Đêm không ngủ trong vườn Trohbư
- Tour cắm trại trong vườn Trohbư
- Mời thử tour tát cá trong vườn Trohbư
- Giới thiệu tour Troh Bư điểm hẹn hay gặp nhau cuối tuần trong vườn Trohbư.
- Giới thiệu Tour đang xây dựng của vườn Trohbư - Bản Đôn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét