Thực sự lắm lúc mình vẫn không tin nổi là thật mình có nó. Thật vượt quá sức tưởng tượng rất giàu có của mình.
Ngay hôm sau, tức là ngày hôm qua, tớ phải vác thước vào đo ngay.
Chiều dài của nó là...9 m đúng nhé
Còn chiều ngang?
Hihi! Hôm trước vẫn còn ước tính hơi khiêm tốn. Nhưng nó thực ra là 1m65 cơ. Chỉ thêm 5 phân thôi nhưng thể tích của nó sẽ tăng lên ...chóng mặt ý.
Hôm nay đi làm lại, mình khoe với cả...cơ quan. Hihi, cơ quan mình
là nông dân, nông thôn nên rành mấy chuyện này lắm. Mọi người đang
thống nhất rất cao là Trohbư đang sở hữu chiếc thuyền độc mộc lớn nhất
...Việt Nam. Nhìn mình đứng cạnh nó cứ... bé tẹo ấy nhỉ.
Mình lần này lại giống địa chủ cà phê được mùa, được giá nữa rồi . Hihi.
Xem thêm: Thuyền độc mộc ; Đúng là...có duyên mà
Sưu tầm thêm về thuyền độc mộc:
Đẽo thuyền là một công việc nguy hiểm. Có lẽ vì vậy mà trong mỗi con
thuyền đều chất nặng tâm linh… Khi người thợ đẽo thuyền đang ở rừng,
người vợ ở nhà phải kiêng các việc bổ củi, cuốc đất; không được tắm
rửa, gội đầu và nhất là không được làm rượu cúng Yàng...
Với những người thợ, khi chọn được cây gỗ ưng ý và hạ nó xuống phải
cúng Yàng lần 1. Khi con thuyền đã hoàn thành và hạ thủy an toàn thì
cúng Yàng lần 2 để tạ ơn. Lễ vật cho mỗi lễ cúng đơn giản cũng phải con
gà, ghè rượu...
Làm thuyền, người thợ chỉ được sử dụng một chiếc rìu duy nhất. Gỗ dùng làm thuyền được chọn là cây sao xanh, có đường kính từ một người ôm trở lên; dài từ 5-6m, không chà ngạnh. Hạ được cây xuống rồi, người ta tiến hành đẽo thuyền ngay tại rừng, vừa đẽo vừa đốt lửa hong. Một con thuyền cỡ trung bình, người thợ phải ở rừng tối thiểu là nửa tháng.
Việc khó nhất của họ là phải làm sao cho con thuyền khi xuống nước nổi đều (không được phép sửa chữa khi đã hạ thủy). Để được như vậy, người thợ làm thuyền có một cách khá là huyền bí: Họ lật úp thuyền xuống, đặt một quả trứng gà theo chiều đứng vào chính giữa lưng thuyền. Nếu quả trứng không đổ thì chiếc thuyền khi xuống nước sẽ không nghiêng lệch...
Mỗi chiếc thuyền hạ thủy là một ngày hội đối với mỗi làng. Người có gà góp gà, người có rượu góp rượu cùng với gia chủ hình thành một bữa tiệc cộng đồng. Cùng với những lời chúc tụng, người thợ làm thuyền sẽ được gia chủ mời rượu trước tất cả mọi người như một phần thưởng và sự tôn vinh tài năng...
|
Thuyền độc mộc ở Tây Nguyên |
Làm thuyền, người thợ chỉ được sử dụng một chiếc rìu duy nhất. Gỗ dùng làm thuyền được chọn là cây sao xanh, có đường kính từ một người ôm trở lên; dài từ 5-6m, không chà ngạnh. Hạ được cây xuống rồi, người ta tiến hành đẽo thuyền ngay tại rừng, vừa đẽo vừa đốt lửa hong. Một con thuyền cỡ trung bình, người thợ phải ở rừng tối thiểu là nửa tháng.
Việc khó nhất của họ là phải làm sao cho con thuyền khi xuống nước nổi đều (không được phép sửa chữa khi đã hạ thủy). Để được như vậy, người thợ làm thuyền có một cách khá là huyền bí: Họ lật úp thuyền xuống, đặt một quả trứng gà theo chiều đứng vào chính giữa lưng thuyền. Nếu quả trứng không đổ thì chiếc thuyền khi xuống nước sẽ không nghiêng lệch...
Mỗi chiếc thuyền hạ thủy là một ngày hội đối với mỗi làng. Người có gà góp gà, người có rượu góp rượu cùng với gia chủ hình thành một bữa tiệc cộng đồng. Cùng với những lời chúc tụng, người thợ làm thuyền sẽ được gia chủ mời rượu trước tất cả mọi người như một phần thưởng và sự tôn vinh tài năng...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét